Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Đồng Tháp cấm in logo nhà trường trực tiếp vào áo

Giám đốc sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn gửi đến các phòng GD-ĐT các huyện thị, thành phố về việc nghiêm cấm việc các trường tuyệt đối không được thực hiện việc đo, may đồng phục tập trung tại trường; in phù hiệu, logo của nhà trường trực tiếp vào áo, tập, bìa bao tập bán cho học sinh (HS); không được phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên trực tiếp bán đồng phục cho học sinh.
may-dong-phuc

Công văn này giải quyết vấn đề trước kỳ họp HĐND kỳ họp thứ 8, khóa VIII diễn ra vào ngày 2/7 vừa qua, một số bậc phụ huynh học sinh và cử tri phản ánh về việc một số trường tự quy định việc mặc đồng phục học sinh, quy định về chất liệu vải, thay đổi mẫu mã để ép học sinh mua…cũng như một số trường có biểu hiện thương mại hóa vấn đề đồng phục.

Trong công văn này còn chỉ đạo rằng mẫu mã đồng phục các trường phải đơn giản, phù hợp với lứa tuổi, kiểu dáng, chất liệu vải dễ tìm mua, tránh kiểu cách, độc quyền. Đối với bậc THCS, áo dài được quy định là đồng phục (đối với HS nữ), cấp học mầm non có thể chọn quần áo thun làm đồng phục.

Ngoài ra công văn này còn lưu ý các trường có thể chủ động trong việc quy định số ngày học sinh phải mặc đồng phục. Tùy vào điều kiện của mỗi trường, mỗi địa phương mà có những quy định phù hợp. Có thể quy định mặc đồng phục 1 ngày/tuần, còn những ngày khác chỉ cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự và đảm bảo sự nghiêm túc khi đến trường.

Hàng Việt áp đảo thị trường mùa khai giảng

Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã gặt hái được nhiều kết quả, biểu hiện là hiện nay trên thị trường các sản phẩm đồ dùng học tập, cặp sách, đồng phục của các doanh nghiệp Việt nam đang áp đảo và nhận được phản hồi tích cực của khách hàng.

Có thể dễ dàng nhận thấy những mặt hàng phục vụ năm học mới như đồ dùng học tập, sách vở, cặp sách, đồng phục… tràn ngập các cửa hàng văn phòng phẩm lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều là hàng trong nước sản xuất. Trong đó, vở học sinh của các thương hiệu Vĩnh Tiến, Hồng Hà, Lệ Hoa… tiêu thụ mạnh. Đồ dùng học tập thì có Bến Nghé, Thiên Long… với hàng loạt mẫu mã mới, giá rẻ hơn 1/2 hoặc 1/3 so với hàng nhập từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và thay thế hoàn toàn hàng Trung Quốc.
may-dong-phuc-hoc-sinh


Các doanh nghiệp Việt khá nhanh nhạy trong việc bắt nhịp thời sự, thiết kế bìa vở theo chủ đề yêu nước, lịch sử dân tộc với hình ảnh các vị anh hùng Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, hình ảnh biển đảo quê hương Hoàng Sa, Trường Sa… và được người tiêu dùng ủng hộ.

Chương trình bình ổn giá mùa khai giảng năm nay cũng gia tăng về số lượng nhóm hàng và mẫu sản phẩm tham gia, được các bậc phụ huynh quan tâm đón nhận. Mẫu mã các mặt hàng khá đa dạng, là quần áo đồng phục, tập vở học sinh, ba lô - túi xách - cặp còn có nhóm hàng giày dép…tổng cộng có 437 mẫu sản phẩm, chiếm 35%-40% thị phần.

Không chỉ mức giá thấp hơn thị trường 10%-15% như cam kết và giữ ổn định bằng mức giá bán năm 2013, một số doanh nghiệp tham gia bình ổn còn phối hợp cùng các quận - huyện tổ chức ngày hội mua sắm hàng mùa khai trường, giảm giá thêm 5%-10%.
Hiện TP HCM có tổng cộng 778 điểm bán dụng cụ học tập bình ổn giá, gồm 168 siêu thị - nhà sách, 306 cửa hàng tiện lợi, 304 điểm bán lẻ tại các khu dân cư.

Đây là nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đưa sản phẩm đến được với người tiêu dùng trong nước với nhiều mẫu mã sản phẩm, giá cả bình dân, hợp lý. Khác hẳn hoàn toàn với trước đây hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập trên thị trường với nhiều mẫu mã hấp dẫn trong khi hàng Việt Nam lại không thể cạnh tranh nổi.